Nhưng Ả Rập Xê Út, thận trọng về khả năng lây lan của Covid-19, đã chọn cách cắt giảm đáng kể trong một thông báo bất ngờ.
Sản lượng dầu mỏ tự nguyện rút khỏi thị trường kể từ mùa xuân năm 2020 bởi liên minh OPEC+, để tránh giá sụt giảm, sẽ giảm từ 7,2 triệu thùng/ngày (mbd) vào tháng 1/2021 xuống 7,125 triệu thùng/ngày vào tháng 2 và sau đó là 7,05 triệu thùng/ngày vào tháng 3, OPEC công bố sau hội nghị cấp bộ trưởng đầu tiên vào năm 2021.
Phó Thủ tướng Nga phụ trách lĩnh vực năng lượng, Alexandre Novak, cho biết: “Chúng tôi đã xác nhận sự cần thiết phải tăng dần sản lượng dầu, phù hợp với những gì đã được quyết định vào tháng 12/2020”.
Nhưng như một “biện pháp phòng ngừa” và không để gây ra tình trạng dư thừa nguồn cung khi nhu cầu phục hồi mong manh, Ả Rập Xê Út đã đơn phương quyết định mức hạn ngạch của riêng mình trong khoảng thời gian này ở mức 1 triệu thùng/ngày, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê Út Abdelaziz bin Salman thông báo.
Matt Weller, nhà phân tích của Forex.com, tính toán rằng biện pháp này của Ả Rập Xê Út cùng với những khoản cắt giảm bù trừ cho hạn ngạch vượt quá trong năm 2020 của một số thành viên trong OPEC sẽ dẫn đến việc “giảm sản lượng ròng hơn 900.000 thùng mỗi ngày”.
23 thành viên OPEC+ đã đạt được thỏa thuận này sau một loạt các cuộc họp kéo dài 2 ngày được tổ chức qua cầu truyền hình do tình hình đại dịch.
Ngay sau thông báo, một số nhà theo dõi thị trường đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước việc cắt giảm thêm của Ả Rập Xê Út, một điều thực sự “bất ngờ” với nhà phân tích Rystad Bjornar Tonhaugen. Tuy nhiên, ông Tonhaugen nói rằng phải “chờ xem liệu Ả Rập Xê Út có giữ được lời hứa hay không”.
Hai luồng ý kiến trái chiều tồn tại trong liên minh OPEC+: Cách tiếp cận của Ả Rập Xê Út muốn duy trì mức cắt giảm hiện tại, trong khi ý định của Nga là muốn bơm thêm vào thị trường khoảng 500.000 thùng mỗi ngày trong tháng tới, giống như những gì đã được quyết định vào tháng 12/2020.
Ả Rập Xê Út đồng ý hỗ trợ ngắn hạn cho giá dầu nhưng Nga muốn tập trung nhiều hơn vào việc bóp nghẹt các nhà sản xuất có chi phí sản xuất cao hơn như Hoa Kỳ – nhằm giành thị phần trong trung hạn.
Cuối cùng, Ả Rập Xê Út khá thắng thế, vì sự thiếu chắc chắn xung quanh khả năng phục hồi nhu cầu dầu: thông cáo báo chí của OPEC cũng chỉ ra “sự gia tăng các trường hợp nhiễm Covid-19, sự trở lại của các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và những bất ổn ngày càng tăng”.
Hai hợp đồng dầu thô chuẩn, được niêm yết tại New York và London vốn rất nhạy cảm với các quyết định của OPEC+, đã phản ứng tích cực với thông báo này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba (5/1), dầu WTI của Mỹ và dầu Brent Biển Bắc tăng gần 5% lên lần lượt 49,93 USD/thùng và 53,60 USD/thùng, đạt mức cao nhất trong 10 tháng qua.
Nỗ lực cắt giảm của OPEC+, gây thiệt hại tài chính của 20 quốc gia tham gia liên minh (Iran, Venezuela và Libya được miễn trừ), đã phát huy vai trò của tổ chức này trong năm ngoái bằng cách đảo ngược sự sụt giảm chóng mặt giá dầu thô, lần đầu tiên trong lịch sử giảm xuống mức âm (dầu Mỹ) vào cuối tháng 4/2020.
Cũng trong cuộc họp này, OPEC đã chỉ định các chủ tịch luân phiên tiếp theo của OPEC, là Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria và Bộ trưởng Dầu mỏ Angola, Diamantino Azevedo.
23 thành viên OPEC+ cũng đồng ý cuộc họp tiếp theo theo định dạng JMMC (Ủy ban Giám sát cho thỏa thuận hiện tại để giảm sản lượng) sẽ diễn ra vào ngày 3/2/2021, sau đó là một hội nghị thượng đỉnh liên bộ vào ngày 4/3.
Không thể sao chép