Trở lại danh sách tin tức

Ả Rập Xê-út đặt mục tiêu “Net-Zero” vào năm 2060

Nguồn dẫn

Thái tử Ả Rập Xê-út mới đây cho biết, nước này có kế hoạch trở thành một nền kinh tế không phát thải ròng vào năm 2060, nói thêm rằng họ cũng đã sửa đổi mục tiêu cắt giảm khí thải cho năm 2030.

Thái tử Mohammed bin Salman.

Tại Diễn đàn Sáng kiến ​​Xanh của Ả Rập Xê-út trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (COP26), Thái tử Mohammed bin Salman đã chỉ ra rằng, hydrocacbon sẽ vẫn quan trọng ngay cả trong quá trình chuyển đổi năng lượng để đảm bảo sự ổn định của thị trường dầu mỏ.

Thời hạn mà Thái tử đặt ra cho một trong những nhà khai thác dầu lớn nhất thế giới cũng giống như thời hạn mà Bắc Kinh đặt ra cho Trung Quốc. Tuy nhiên, mốc thời gian này chậm hơn một thập kỷ so với thời hạn mà chính quyền của Tổng thống Biden đặt ra để Mỹ trở thành một quốc gia không phát thải ròng.

Trong khuôn khổ Sáng kiến ​​Xanh, Ả Rập Xê-út sẽ đặt mục tiêu loại bỏ 278 triệu tấn carbon dioxide (CO2) mỗi năm cho đến năm 2030. Con số này cao hơn so với mục tiêu hàng năm trước đó là 130 triệu tấn – điều sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư lên đến 190 tỷ USD cho giai đoạn này.

Tuần trước, BBC đã đưa tin về một vụ rò rỉ tài liệu bao gồm hàng nghìn báo cáo của các quốc gia lên Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu mà nhiều người gọi là báo động về hành động khí hậu khẩn cấp.

Trong số các đệ trình này, một cố vấn của Bộ Dầu mỏ Ả Rập Xê-út nhận xét rằng “cần loại bỏ các cụm từ như ‘cần có các hành động giảm thiểu khẩn cấp và tăng tốc ở mọi quy mô’ khỏi báo cáo”. Ngoài ra, Ả Rập Xê-út cũng muốn các tác giả xóa bỏ kết luận rằng “trọng tâm của các nỗ lực khử carbon trong lĩnh vực hệ thống năng lượng cần phải chuyển nhanh sang các nguồn không carbon và tích cực loại bỏ nhiên liệu hóa thạch”.

Thật vậy, Bộ trưởng Năng lượng Ả Rập Xê-út, Abdulaziz bin Salman đã nói về sáng kiến ​​cắt giảm khí thải rằng: “Đó phải là một giải pháp toàn diện, có tính bao trùm. Điều này đòi hỏi phải cởi mở để chấp nhận những nỗ lực của người khác miễn là họ cũng đang nỗ lực giảm lượng khí thải”.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép