Bộ Công Thương đề xuất đấu thầu giá điện gió chưa thử nghiệm kỹ thuật trước ngày 31-10-2021, theo thời hạn 5 năm, với mức giá nằm trong khung do Bộ Công Thương ban hành.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý thông tin báo chí phản ánh việc nhà đầu tư điện gió kêu cứu vì đối diện nguy cơ phá sản.
Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến thời điểm 31-10-2021, đã có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.298,95 MW vận hành thương mại (COD). Như vậy, nếu bao gồm cả 15 nhà máy điện gió đã được công nhận COD trước đây thì trong hệ thống điện quốc gia đã có tổng cộng 84 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.980,27 MW.
Bộ Công Thương cho biết hiện nay có nhiều dự án điện gió, điện mặt trời trong quy hoạch phát triển điện lực đã có nhà đầu tư, đã và đang triển khai đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân nên các dự án này không kịp hưởng mốc thời gian được áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT) được quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg hay Quyết định 39/2018/QĐ-TTg. Tuy nhiên, từ thời điểm 31-10-2021 đến nay, nghĩa là sau hơn 5 tháng, cơ chế xác định giá bán điện mới vẫn chưa được ban hành. Đây là điểm mấu chốt khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Vừa qua, chủ đầu tư các dự án nhà máy điện gió: Nhơn Hội, Nam Bình 1, Cầu Đất và Tân Tấn Nhật trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã nêu tình trạng dự án đang đứng trước nhiều khó khăn khi phải dừng hoạt động, doanh nghiệp bất ổn, nguy cơ phá sản cận kề. Theo phản ánh của doanh nghiệp, cả 4 dự án điện gió này đều đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và có chứng nhận nghiệm thu hoàn thành công trình trước ngày 31-10-2021, có giấy phép hoạt động điện lực, đã hòa lưới trên hệ thống điện quốc gia và được ghi nhận trên dữ liệu điện tử của EVN.
Do tác động của những yếu tố khách quan như dịch Covid-19, thời tiết bất thường khiến cho việc thử nghiệm kỹ thuật không kịp thực hiện trước ngày 31-10-2021 để hưởng giá FIT theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg. Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ có cơ chế để kéo dài thời gian hưởng giá FIT, bù lại cho khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định việc gia hạn chính sách giá FIT cho các dự án điện gió là không hợp lý.
Vừa qua, chủ đầu tư các dự án nhà máy điện gió: Nhơn Hội, Nam Bình 1, Cầu Đất và Tân Tấn Nhật trong đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã nêu tình trạng dự án đang đứng trước nhiều khó khăn khi phải dừng hoạt động, doanh nghiệp bất ổn, nguy cơ phá sản cận kề. Theo phản ánh của doanh nghiệp, cả 4 dự án điện gió này đều đã hoàn thành xây dựng, lắp đặt và có chứng nhận nghiệm thu hoàn thành công trình trước ngày 31-10-2021, có giấy phép hoạt động điện lực, đã hòa lưới trên hệ thống điện quốc gia và được ghi nhận trên dữ liệu điện tử của EVN.
Do tác động của những yếu tố khách quan như dịch Covid-19, thời tiết bất thường khiến cho việc thử nghiệm kỹ thuật không kịp thực hiện trước ngày 31-10-2021 để hưởng giá FIT theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg. Thời gian vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ có cơ chế để kéo dài thời gian hưởng giá FIT, bù lại cho khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã nhiều lần khẳng định việc gia hạn chính sách giá FIT cho các dự án điện gió là không hợp lý.
Không thể sao chép