Trở lại danh sách tin tức

G7 cam kết tăng công suất điện gió, điện mặt trời

Nguồn

Nhóm các cường quốc có nền kinh tế công nghiệp phát triển G7 đề ra các mục tiêu mới cho công suất điện mặt trời và điện gió, đồng ý tăng tốc độ phát triển năng lượng tái tạo, tiến tới loại bỏ nhiên liệu hóa thạch vào thời điểm thích hợp.

G7 cam kết tăng công suất điện gió, điện mặt trời

Hãng Reuters đưa tin, các Bộ trưởng G7 đã kết thúc 2 ngày họp về chính sách khí hậu, năng lượng và môi trường tại thành phố Sapporo phía bắc Nhật Bản vào 16/4 với những kết quả tích cực.

Kể từ khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, an ninh năng lượng và đặc biệt là các nguồn nhiên liệu tái tạo đã trở thành vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.

Trong khuôn khổ cuộc họp, Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Canada Jonathan Wilkinson cho biết: “Ban đầu, mọi người nghĩ rằng các động thái nhằm chống biến đổi khí hậu và những quyết định nhằm đảm bảo an ninh năng lượng có khả năng xung đột với nhau”. Tuy nhiên sau các cuộc thảo luận, các bộ trưởng G7 nhận thấy 2 việc này không hề xung đột với nhau.

Trong thông cáo chung được đưa ra, các thành viên G7 cùng cam kết tăng công suất điện gió ngoài khơi lên 150 gigawatt vào năm 2030 và công suất điện mặt trời lên hơn 1 terawatt.

Các quốc gia G7 cũng đồng ý đẩy nhanh việc loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà không đi kèm công nghệ thu giữ lượng khí thải C02. Việc này là nhằm hướng tới mục tiêu không phát thải ròng trong các hệ thống năng lượng chậm nhất là vào năm 2050.

Trên thực tế, các thành viên G7 đã không tán thành việc loại bỏ than đá vào năm 2030 mà Canada và một số thành viên khác đã thúc đẩy. Thay vào đó, các quốc gia đã nhất trí ưu tiên các bước đi cụ thể hướng tới đẩy nhanh loại bỏ dần sản xuất điện than trong nước.

Bởi một số thành viên phụ thuộc vào than nhiều hơn, lãnh đạo các nước đang cùng thảo luận cách thức để đạt được mục tiêu loại bỏ loại nhiên liệu hóa thạch trong một khung thời gian thích hợp.

Bên cạnh đó, tuyên bố của nhóm G7 cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đầu tư vào khí đốt với nguyên nhân lĩnh vực này có thể giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng tiềm ẩn gây ra sau xung đột tại Ukraine.

Nhật Bản – Chủ tịch luân phiên của nhóm trong năm nay, cũng muốn duy trì LNG là nguồn nhiên liệu chuyển tiếp trong ít nhất 10-15 năm nữa do nước này phụ thuộc vào việc nhập khẩu hầu hết các nhu cầu năng lượng của mình.

Nhận định về các cam kết của G7, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu dữ liệu tại tổ chức tư vấn năng lượng Ember, Dave Jones cho hay: “Các cam kết về năng lượng mặt trời và năng lượng gió là những tuyên bố về tầm quan trọng của năng lượng mặt trời và gió để loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch”.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép