Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 87,91 USD/thùng – tăng 1,24%, trong khi giá dầu Brent dừng lại ở mức 94,25 USD/thùng – tăng 1,32%.
Các nhà phân tích đã đưa ra những con số chứng minh tuần qua ghi nhận mức giảm tồi tệ nhất trong bốn tuần do lo ngại chính sách chống Covid-19 ở Trung Quốc và sự tăng trưởng toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng.
OPEC+ mới đây đã cắt giảm triển vọng nhu cầu của mình, hiện dự báo nhu cầu sẽ giảm 400.000 thùng/ngày vào năm 2022, dự kiến thâm hụt thị trường 300.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Nhà phân tích hàng hóa Baden Moore của Ngân hàng Quốc gia Australia nói: “Khi giá dầu Brent giảm xuống 90 USD/thùng, khả năng đáp ứng nguồn cung từ OPEC+ tại cuộc họp trong tuần tới hoặc cuộc họp tháng 10 sẽ tăng lên”.
“Chúng tôi kỳ vọng sự cắt giảm nguồn cung từ OPEC+ sẽ có tác động đáng kể đến giá dầu do mức tồn kho trên toàn cầu hiện rất thấp, khả năng có nguồn cung thay thế đang hạn chế và có một cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở châu Âu”, Moore nhấn mạnh.
Trong thời gian tới, các nhà đầu tư đang lo lắng về tác động của các biện pháp chống Covid-19 mới nhất ở Trung Quốc, trong đó thành phố Thành Đô là nơi mới nhất bị phong tỏa, đã ảnh hưởng đến các nhà sản xuất.
Theo dữ liệu của Baker Hughes, tổng số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 5 giàn, còn 760 giàn khoan trong tuần này, cao hơn 263 giàn so với cùng thời điểm vào năm 2021. Các giàn khoan dầu của Hoa Kỳ đã giảm 9 giàn trong tuần này, xuống còn 596. Các giàn khoan khí đốt tăng 4, lên 162.
Sản lượng dầu thô của Mỹ cũng giảm 3,3 triệu thùng/ngày trong tuần thứ hai liên tiếp, theo ước tính hàng tuần mới nhất của EIA. Ở mức 418,3 triệu thùng, tồn kho dầu thô hiện tại của Mỹ hiện thấp hơn 6% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này trong năm.
Một cuộc khảo sát của Bloomberg với 19 nhà phân tích trong ngành cho thấy, OPEC+ dự kiến sẽ giữ mục tiêu sản lượng dầu cho tháng 10 ở mức tương đương với tháng 9 khi nhóm họp trong ngày hôm nay.
Không thể sao chép