Trở lại danh sách tin tức

Giá xăng dầu hôm nay 25/2 tăng vọt

Nguồn

Triển vọng kinh tế sáng sủa và thông tin Iran quyết định ngừng thực hiện thoả thuận bán dầu với Trung Quốc đã gạt bỏ những lo ngại về khả năng cung vượt cầu trên thị trường dầu thô, qua đó đẩy giá xăng dầu hôm nay tăng vọt.

Ảnh minh họa

Tính đến đầu giờ sáng ngày 25/2, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2021 đứng ở mức 63,33 USD/thùng, tăng 0,33 USD/thùng trong phiên. Và nếu so với cùng thời điểm ngày 24/2, giá dầu WTI giao tháng 5/2021 đã tăng tới 2,26 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 5/2021 đứng ở mức 66,48 USD/thùng, tăng 0,28 USD/thùng trong phiên và tăng tới 2,24 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 24/2.

Giá dầu ngày 25/2 tăng vọt trong bối cảnh thị trường dầu thô ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực ở cả 2 phía cùng và cầu.

Về phía cung, giá dầu hôm nay tiếp tục được hỗ trợ mạnh bởi quá trình khôi phục hoạt động khai thác dầu ở Texas (Mỹ) đang diễn ra chậm hơn kỳ vọng, trong khi đó OPEC+ vẫn đang duy trì chính sách cắt giảm sản lượng.

Trong diễn biến mới nhất, Iran đã phát đi thông báo đã phong tỏa hợp đồng cung cấp dầu thô dài hạn trả trước với công ty thương mại Zhenhua (Trung Quốc) do giá dầu thế giới tăng.

Theo thỏa thuận sơ bộ hồi tháng 12/2020 (khi Iraq chịu áp lực tài chính cùng lo ngại giá dầu không vượt 40 USD/thùng), Công ty dầu SOMO của Iraq đã cam kết cung cấp 130.000 thùng dầu Basrah trong vòng 5 năm và yêu cầu bên mua ứng trước tiền bán 2 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, giá dầu thế giới đã trên 60 USD/thùng và Iraq quyết định áp dụng quyền chọn (options) không kích hoạt hợp đồng.

Việc Iran phong toả hợp động cung cấp dầu thô với Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ phải tìm kiếm các nguồn cung cấp mới để bù đắp trong thời gian tới.

Trước đó, Công ty phân tích năng lượng OilX cho biết, nhập khẩu dầu thô trong tháng Giêng của Trung Quốc đạt trung bình 11,12 triệu thùng/ngày. Con số này tăng hơn 18% (khoảng 1,74 triệu thùng/ngày), so với mức trung bình của tháng 12.

Trung Quốc hiện là nhân tố tăng giá duy nhất đối với giá dầu kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Nhờ sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế, Trung Quốc đã đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi giá dầu – trở thành nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.

Các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng đối với nhập khẩu nói chung, bởi họ đã tính đến việc bổ sung công suất lọc dầu mới trong nước, dự kiến ​​sẽ thúc đẩy nhập khẩu của nước này. Sau khi suy giảm vào cuối năm 2020 do các nhà máy này sử dụng hết hạn ngạch nhập khẩu, dầu một lần nữa được mua nhiều hơn theo hạn ngạch mới cho năm nay, thúc đẩy tổng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.

Theo OilX và công ty phân tích Kayrros, dầu tồn kho của Trung Quốc hiện đang giảm xuống.

Trong báo cáo nhập khẩu tháng 1, OilX nói rằng, lượng dự trữ được chỉ định cho hợp đồng dầu INE Thượng Hải đã giảm 6 triệu thùng kể từ cuối năm 2020 và thấp hơn 22 triệu thùng so với mức tháng 8 năm ngoái.

Kayrros tính toán rằng, dầu dự trữ của Trung Quốc ở mức khoảng 990 triệu thùng vào đầu tháng 2 năm nay, so với 856 triệu thùng vào thời điểm này năm ngoái nhưng đã giảm so với khoảng 1 tỷ thùng hồi tháng 9 năm 2020.

Giá xăng dầu hôm nay còn được hỗ trợ mạnh bởi những đánh giá đầy lạc quan về triển vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu khi cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19 tiếp tục ghi nhận thêm các tín hiệu tích cực mới.

Ngoài ra, việc các dự báo nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang phục hồi nhanh hơn quá chỉnh điều chỉnh, cân đối sản lượng của các nhà sản xuất lớn.

Theo một báo cáo của Goldman Sachs được Bloomberg trích dẫn, Goldman Sachs nhận định mức tiêu thụ dầu thô của thế giới sẽ trở lại ngưỡng trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 7/2021, tức sớm hơn rất nhiều so với các dự báo đưa ra trước đó.

Ở chiều hướng ngược lại, về phía cung, Goldman Sachs lại cho rằng, các nhà sản xuất dầu thô đang tỏ ra thiếu “linh hoạt” trong việc điều chỉnh sản lượng khai thác trước đà phục hồi của giá dầu và nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Với những nhận định như trên, Goldman Sachs cho rằng giá dầu Brent sẽ lên mức 70 USD/thùng trong quý II/2021 và 75 USD/thùng vào quý III/2021.

Tại thị trường trong nước, theo chu kỳ điều hành giá xăng dầu, hôm nay (25/2), Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 25/2.

Dữ liệu của Bộ Công Thương, trong kỳ điều hành từ ngày 10/2, giá xăng thành phẩm trên thị trường Singapore tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Cụ thể, dữ liệu tính đến ngày 19/2 cho thấy giá xăng RON 92 dùng pha chế xăng E5 RON 92 bình quân trên thị trường Singapore là 66,85 USD/thùng và giá xăng RON 95 là 68,37 USD/thùng, cùng tăng khoảng 8% so với kỳ điều hành trước.

Với diễn biến như trên, trao đổi với báo chí, lãnh đạo một doanh nghiệp dầu mối xăng dầu tại Hà Nội cho rằng, trong kỳ điều hành ngày 25/2, nếu không có điều chỉnh các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng xăng dầu (Quỹ BOG), giá xăng hôm nay (25/2) sẽ được điều chỉnh tăng mạnh, có thể lên tới 1.000 – 1.200 đồng/lít.

Trong khi đó, giá dầu được dự báo tăng khoảng 700 – 1.000 đồng/lít.

Tuy nhiên, nếu cơ quan quản lý điều chỉnh các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng có thể thể tăng ít hơn.

Hiện giá xăng dầu hôm nay đang được niêm yết phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 có giá trần là 16.309 đồng/lít; giá xăng RON 95-III là 17.270 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S có giá trần là 13.042 đồng/lít; dầu hỏa có giá trần là 11.908 đồng/lít và dầu mazút 180CST 3.5S cao nhất là 12.622 đồng/kg.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép