OPEC và các đồng minh dự kiến sẽ tiếp tục từ chối những lời kêu gọi trong tuần này để lấp đầy khoảng trống nguồn cung do xuất khẩu dầu từ Nga giảm.
Theo một cuộc khảo sát của Bloomberg, 23 quốc gia do Ả Rập Xê-út dẫn đầu sẽ duy trì mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày vào tháng 5 khi liên minh này dự kiến họp vào ngày 31/3.
Theo phó chủ tịch S&P Global, Daniel Yergin, Nga có thể sẽ chuyển hướng dòng dầu sang châu Á khi châu Âu tìm cách giảm thiểu lượng nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Sau các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moscow vì các hành động của họ ở Ukraine, dòng chảy dầu của Nga ra nước ngoài đã giảm và theo ông Yergin, dầu sẽ chuyển hướng sang châu Á.
Dự án dầu gây tranh cãi Cambo của Vương quốc Anh đã được gia hạn giấy phép, vẫn để ngỏ khả năng phát triển ngay cả sau khi Shell rút lui trong bối cảnh phản ứng dữ dội từ các nhóm hoạt động khí hậu.
Nhà điều hành Siccar Point Energy Ltd. cho biết mỏ Cambo đã được cơ quan quản lý năng lượng gia hạn thêm hai năm sau khi chính phủ Anh tìm cách thúc đẩy sản xuất trong nước.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã và đang xem xét các hoạt động ở nước ngoài và có thể bắt đầu quá trình bán danh mục đầu tư ở Biển Bắc của Vương quốc Anh sau vài tuần tới. Nguồn tin giấu tên cho biết, khối tài sản này có thể trị giá 3 tỷ USD.
CNOOC là nhà điều hành mỏ dầu Buzzard với 43,2% cổ phần, một trong những mỏ có sản lượng cao nhất của Vương quốc Anh. Đại diện Trung Quốc cũng là một đối tác hoạt động tại mỏ Golden Eagle, với 36,5% cổ phần nắm giữ, cũng như có lợi ích tại các mỏ Scott, Telford và Rochelle.
Không thể sao chép