Trở lại danh sách tin tức

Serbia khánh thành đoạn đường ống nối với Turkstream của Nga

Nguồn

Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic hôm 2/1 đã khánh thành một đoạn đường ống nối với đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ (Turkstream) của Nga đi qua nước ông, coi đây là yếu tố quan trọng đối với an ninh nguồn cung cấp năng lượng của nước này.

Đường ống nối với Turkstream của Nga

Đoạn đường ống dài hơn 400 km này, trải dài từ Zajecar ở miền đông Serbia đến Horgos ở biên giới Hungary, là một phần của đường ống Turkstream đang được xây dựng cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Âu.

“Sáng nay lúc 6h sáng (05:00 GMT), khí đốt từ Bulgaria bắt đầu chảy qua” đường ống dẫn khí đốt mới được xây dựng của Serbia. Một ngày tuyệt vời cho Serbia!”, ông Aleksandar Vucic viết trên Instagram.

Tại một buổi lễ được tổ chức ở Gospodjinci, miền bắc Serbia, ông Aleksandar Vucic ca ngợi việc mở đường ống dẫn khí này là “chìa khóa cho sự phát triển tương lai của Serbia”, điều này sẽ cho phép “ổn định nguồn cung năng lượng” của đất nước.

Đại sứ Nga tại Serbia Aleksandar Bocan-Harcenko cho biết đường ống này “cũng sẽ đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực Trung Âu nói chung”, theo kênh truyền RTS.

TurkStream là dự án của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhằm đưa khí đốt của Nga qua Biển Đen.

Về phần mình, ông chủ của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga, Alexei Miller, nhấn mạnh rằng 6 quốc gia châu Âu hiện đang nhận khí đốt của Nga qua Turkstream. Đó là Bosnia, Bulgaria, Hy Lạp, Bắc Macedonia, Romania và Serbia.

Vào tháng 7/2019, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã mô tả Turkstream và đường ống Nord Stream 2, nhằm đưa khí đốt của Nga đến Đức, là “công cụ của Điện Kremlin để làm tăng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga và làm suy yếu Ukraine”.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Đức và các quốc gia châu Âu khác về sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Vào năm 2019, họ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty liên quan đến hai dự án.

Serbia, quốc gia muốn gia nhập Liên minh châu Âu, là đồng minh truyền thống của Nga và phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga.

Chia sẻ bài viết

Không thể sao chép