Trở lại danh sách tin tức

Shell chấp thuận đóng 2 tỷ USD thuế siêu lợi nhuận

Nguồn

Trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine kéo giá thành tăng vọt, EU và Vương quốc Anh đã ra quyết định đánh thuế “lợi nhuận siêu ngạch” vào những công ty năng lượng. Vì vậy, Shell phải đóng thuế 2 tỷ USD trong quý IV/2022.

Trong một thông cáo báo chí đăng tải hôm 6/1, gã khổng lồ hydrocarbon của Anh ghi rõ: “Dự kiến Shell sẽ trả 2 tỷ USD tiền t

Shell chấp thuận đóng 2 tỷ USD thuế siêu lợi nhuận

huế bổ sung theo công bố của EU trong quý IV/2022 (nhằm mục đích đóng góp chung), và theo công bố trễ của Vương quốc Anh về vấn đề tăng thuế”.

Tuy nhiên, Shell cũng nói rõ rằng, số tiền này sẽ được liệt kê vào hạng mục trường hợp đặc biệt. Do đó, tiền thuế này sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả hàng quý sau thuế, và chỉ có tác động rất ít lên ngân quỹ.

Khi thực hiện báo cáo kết quả quý III/2022, ông Sinead Gorman – Giám đốc tài chính của Shell, cho biết, vì lý do chi phí đầu tư ở Biển Bắc cao, tập đoàn chưa thể thực hiện đóng góp chung. Dù vậy, họ dự kiến ​​​​sẽ đóng thuế vào quý đầu tiên của năm 2023.

Vào cuối tháng 11/2022, Chính phủ Anh thông báo sẽ tăng thuế đánh vào lợi nhuận của ngành công nghiệp năng lượng. Như vậy, loại thuế được công bố vào tháng 5 này sẽ tăng từ 25% lên 35% và được gia hạn hiệu lực lên thành 3 năm, cho đến năm 2028. Chính sách này sẽ được áp dụng với bất kỳ công ty năng lượng nào đã thu về lợi nhuận siêu ngạch trong bối cảnh chiến tranh Nga – Ukraine đẩy giá cả tăng vọt.

Về phần mình, vào cuối tháng 9/2022, EU đã thông qua một “chính sách đóng góp chung tạm thời”, áp dụng cho những nhà khai thác và phân phối dầu, khai thác khí đốt và than đá.

Shell sẽ công bố kết quả hàng năm và quý IV/2022 vào ngày 2/2.

Trong quý III/2022, Shell và gã khổng lồ năng lượng TotalEnergies (Pháp) đã thu về hơn 13 tỷ USD tiền lợi nhuận.

Từ lâu, những tập đoàn dầu khí lớn đã thực hiện vận động hành lang nhằm chống lại ý tưởng thiết lập những loại thuế đặc biệt này. Theo họ, khoản lợi nhuận siêu ngạch có thể được dùng để bù đắp vào vấn đề đầu tư suy giảm và chuyển dịch năng lượng.

Ngay sau khi London công bố chính sách thuế “lợi nhuận siêu ngạch”, vào hôm 6/1, TotalEnergies đã thông báo sẽ cắt giảm 1/4 chi phí khỏi khoản đầu tư theo kế hoạch dự án Biển Bắc của Anh.

Những công ty khác, bao gồm cả Shell, cũng đã tuyên bố rằng, quyết định tăng thuế của chính phủ sẽ buộc họ phải xem xét lại những khoản đầu tư của mình tại quốc gia này.

Ông chủ cũ của Shell, Ben van Beurden, được thay thế từ ngày 1/1 bởi Wael Sawan, tuy nhiên đã ước tính vào tháng 10/2022 rằng đóng góp lớn hơn từ ngành để bảo vệ các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự gia tăng năng lượng là “một thực tế xã hội” cần phải “được chấp nhận”.

Vào tháng 10/2022, ông Ben van Beurden – cựu CEO của Shell nói: “Ngành dầu khí sẽ tăng cường đóng góp vào việc bảo vệ những người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất vì tình trạng giá thành tăng cao. Đây là một thực tế xã hội mà họ cần phải chấp nhận”.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép