Trở lại danh sách tin tức

Số phận các nhà máy lọc dầu ở châu Á, Úc ra sao?

Nguồn dẫn

Ảnh minh họa

Chính phủ Úc quyết định áp dụng sớm hơn kế hoạch 6 tháng biện pháp hỗ trợ 3 nhà máy lọc dầu duy nhất còn lại tại nước này sau tháng 4/2021 nhằm phần nào tháo gỡ khó khăn, ngăn chặn làn sóng đóng cửa và duy trì an ninh năng lượng.

Theo đó, từ ngày 1/1/2021 chính phủ sẽ hỗ trợ 1 cent AUD/lít đối với xăng, diesel và xăng máy bay sản xuất tại Úc với tổng số tiền hỗ trợ lên tới 62 triệu USD cho 6 tháng đầu năm 2021, đổi lại, các nhà lọc dầu phải cam kết hoạt động ít nhất đến hết tháng 6/2021.

Công ty Viva Energy đã đồng ý nhận 22 triệu USD và duy trì hoạt động nhà máy lọc dầu Geelong (128.000 bpd) – lớn nhất Úc, sau khi BP vẫn quyết định đóng cửa nhà máy Kwinana (146.000 bpd) vào tháng 4/2021, tuy vẫn đang cân nhắc chiến lược dài hạn. Exxon Mobil sở hữu nhà máy nhỏ nhất Altona (90.000 bpd) đang đánh giá đề xuất của chính phủ, Ampol sở hữu nhà máy Lytton (109.000 bpd) hiện chưa có bình luận gì.

Công ty Petron (Philippines) có kế hoạch đóng cửa tạm thời nhà máy lọc dầu tư nhân duy nhất của Bataan công suất 180.000 bpd từ giữa tháng 1/2021 cho đến khi điều kiện thị trường cho phép hoạt động có lãi. Trong thời gian đóng cửa nhà máy sẽ tiến hành bảo trì.

Trước đó, Petron đã cố gắng thương thảo với chính phủ để tạo ra sân chơi bình đẳng hơn giữa tinh chế và nhập khẩu xăng dầu sau khi chính phủ (tháng 5/2020) quyết định tăng thuế nhập khẩu dầu thô và sản phẩm dầu mỏ thêm 10% để bù đắp chi phí đối phó Covid-19. Shell vào tháng 8 đã quyết định đóng cửa vĩnh viễn nhà máy lọc dầu Batangas (110.000 bpd) do dư thừa nguồn cung. Hai nhà máy lọc dầu trước đây đảm bảo được 43,1% nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Philippines, phần còn lại 56,9% được phân bổ cho ít nhất 26 nhà nhập khẩu trực tiếp.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép