Trở lại danh sách tin tức

Tham vọng chuyển đổi năng lượng của Nhật Bản đe dọa nhu cầu LNG

Nguồn

Sự chuyển dịch năng lượng đầy tham vọng của Nhật Bản sang năng lượng tái tạo đang đe dọa nhu cầu về khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong tương lai vì nước này hiện là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới,

Tuần trước, Nhật Bản đã công bố kế hoạch tăng công suất phát điện tái tạo lên gấp hai lần trong vòng 10 năm tới, cũng như cắt giảm tỷ trọng nhiên liệu hóa thạch trong hỗn hợp năng lượng của nước này xuống dưới 50%. Kế hoạch này sẽ liên quan đến việc giảm một nửa lượng năng lượng mà Nhật Bản tạo ra từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trong giai đoạn này.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các thương nhân và nhà phân tích cho biết, những tham vọng của Nhật Bản có thể khiến nhập khẩu LNG của nước này giảm 1/3 vào năm 2030 và chấm dứt các giao dịch cung cấp LNG dài hạn hiện đang chiếm phần lớn nguồn cung LNG của quốc gia Đông Á.

Báo cáo dẫn lời nhà phân tích năng lượng thuộc ngân hàng Credit Suisse, Saul Cavonic cho hay: “Động thái này sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu của người mua LNG Nhật Bản trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn kéo dài sau năm 2030. Điều này có thể khiến họ tiếp cận nhiều hơn với các động lực giá ngắn hạn nếu nhu cầu tăng cao hơn mục tiêu”.

Việc đạt được mục tiêu cắt giảm 46% lượng khí thải carbon so với mức của năm 2013 vào năm 2030 có thể khó khăn. Đây là mục tiêu cao hơn 77% so với các cam kết cắt giảm khí thải trước đó của Nhật Bản, theo báo cáo của Thời báo phố Wall.

Cụ thể, Nhật Bản đặt mục tiêu có các nguồn năng lượng tái tạo chiếm từ 36% đến 38% sản lượng điện của đất nước vào cuối thập kỷ này. Mục tiêu trước đó là năng lượng tái tạo tạo ra từ 22% đến 24% tổng sản lượng điện của Nhật Bản vào năm 2030.

Kế hoạch mới không thay đổi mục tiêu sản xuất điện hạt nhân, vốn được giữ nguyên ở mức 20-22% sản lượng điện. Tuy nhiên, tỷ trọng than hiện được đặt mục tiêu giảm xuống 19% vào năm 2030, từ 26% hiện nay, trong khi tỷ trọng LNG dự kiến ​​giảm xuống 41% từ 56%.

Kế hoạch tham vọng của Nhật Bản sẽ liên quan đến việc tăng đáng kể công suất sản xuất năng lượng mặt trời và gió.

Chia sẻ bài viết

Bài viết nổi bật

Không thể sao chép