Theo đó, Total có kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu khí hiện nay, từ 3 triệu thùng tương đương mỗi ngày lên 4 triệu thùng vào năm 2030, nhờ tăng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, ông Pouyanné vẫn “rất tự hào khi sản xuất dầu mỏ”, đồng thời nhắc nhở rằng nền kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhiên liệu hóa thạch. Người đứng đầu của gã khổng lồ năng lượng còn cho hay: “Việc chuyển đổi năng lượng phải diễn ra nhưng cần thời gian vì sản xuất năng lượng tái tạo rất tốn kém”. Ngoài ra, Patrick Pouyanné cũng đã cam kết sẽ đạt mức độ trung hoà carbon từ giờ cho đến năm 2050.
Nhưng mặc dù vẫn “thận trọng” với kết quả trong năm nay, ông Pouyanné kỳ vọng dòng tiền của Total sẽ tăng lên vì “nếu giá dầu 10 đô la/thùng sẽ mang lại 3,2 tỷ đô la” cho công ty. Giá dầu Brent, với giá chỉ hơn 35 đô la vào đầu tháng 11, ngay trước khi vắc xin Covid-19 được tìm ra, hiện nay đã tăng lên 65 đô la.
Chủ đề “dầu đạt đỉnh” đang được thảo luận rộng rãi trong ngành dầu khí, nhiều doanh nghiệp tự hỏi: liệu nhu cầu trong vài năm tới có thực sự phục hồi, vượt mức tối đa đã đạt được vào năm 2019? Kể từ năm 2019, đại dịch đã làm giảm nhu cầu hydrocacbon, và quá trình chuyển đổi năng lượng đang làm suy yếu triển vọng dài hạn.
Trong một thời gian dài, các chuyên gia đã tìm cách xác định khi nào thì trữ lượng dầu mỏ của thế giới sẽ bắt đầu giảm. Hiện nay, họ đang tự hỏi khi nào thì nhu cầu sẽ bắt đầu thay đổi. Trong khi đó, vào năm ngoái, doanh thu của các tập đoàn dầu khí lớn bị ảnh hưởng. Chẳng hạn, đầu tháng này, Total đã công bố khoản lỗ ròng 7,2 tỷ USD vào năm 2020 so với lợi nhuận 11,2 tỷ vào năm 2019, do tài sản mất giá và giá dầu thấp do đại dịch Covid 19.
Các đối thủ châu Âu và Mỹ của Total cũng công bố kết quả tương tự. Total có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu bằng cách áp dụng đổi tên mới thành TotalEnergies. Kế hoạch này sẽ được giới thiệu với các cổ đông vào mùa xuân năm nay.
Không thể sao chép