Ngày 2/11, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro cho biết một cuộc tấn công mới nhằm vào một nhà máy hóa dầu của nước này, và gọi đây là cuộc tấn công khủng bố trực tiếp nhằm vào nền kinh tế, công nghiệp và các lĩnh vực chiến lược của Venezuela. Ông Maduro cáo buộc Colombia đã lên kế hoạch cho cuộc tấn công, theo sự xúi giục của Hoa Kỳ.
Đây là vụ tấn công thứ hai như vậy nhằm vào một địa điểm khai thác dầu của Venezuela trong vòng chưa đầy một tuần.
Theo ông Maduro, vụ tấn công này xảy ra vào ngày 30/10. Trước đó, ông đã thông báo về một cuộc tấn công được thực hiện vào thứ ba ngày 27 tháng 10 nhằm vào Amuay, nhà máy lọc dầu lớn nhất Venezuela nằm ở phía tây bắc của đất nước. Theo cách nói của ông, cuộc tấn công sử dụng vũ khí hạng nặng đã phá hủy một tòa tháp được làm bằng thép có độ dày như vỏ một chiếc xe tăng tấn công.
Người đứng đầu Venezuela đổ lỗi cho các nhóm khủng bố thân đối thủ Juan Guaido. Người này sau đó đáp trả trên twitter, lập luận rằng “những gì đã phá hủy Amuay và các nhà máy lọc dầu là tham nhũng và cướp bóc”.
Về phần mình, phe đối lập cho rằng sự cố là do rò rỉ axit hydrofloric là nguyên nhân gây ra sự cố.
Nhà máy lọc dầu Amuay là một phần của khu phức hợp dầu Paraguaná, một trong những nhà máy lớn nhất thế giới. Trong quá khứ, công suất sản xuất của nó đạt 995 nghìn thùng/ngày. Nhưng sản lượng của nó đang ở mức thấp nhất do các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tại một cuộc họp báo ở Caracas ngày2/11, ông Maduro cáo buộc Tổng thống Colombia Evan Duque đứng sau vụ tấn công “cùng với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ”, mô tả những gì đang xảy ra là “cuộc chiến bẩn thỉu” chống lại đất nước của ông do những kẻ cai trị Colombia lãnh đạo và muốn tiêu diệt Venezuela”.
Ông cũng nói rằng hai người nước ngoài lên kế hoạch ám sát các nhà lãnh đạo chính trị Venezuela cũng đã bị bắt nhân dịp này.
Kể từ khi phe Cánh tả lên nắm quyền, với cố lãnh đạo Hugo Chavez, Venezuela đã trở thành nạn nhân của những nỗ lực không ngừng nhằm gây bất ổn và lật đổ chính quyền, của Hoa Kỳ và những nước đồng minh.
Vì thất bại trong việc lật đổ chính quyền, Washington đang áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế quyết liệt đối với quốc gia này, đặc biệt là làm tê liệt lĩnh vực dầu mỏ mà nền kinh tế của họ phụ thuộc rất nhiều.
Iran đã nhiều lần bất chấp các lệnh trừng phạt này điều các tàu chở nhiên liệu và các sản phẩm khác tới Venezuela.
Năm 2011, OPEC đã chứng nhận rằng quốc gia này, là nhà sản xuất dầu lớn thứ 5, có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, với 296,5 tỷ thùng, đứng trước Ả Rập Xê-út.
Không thể sao chép